Bí Mật Quả Dâu Tây
Quả dâu tây chúng ta vẫn ăn bấy lâu nay hóa ra ẩn chứa một bí mật mà rất nhiều người không biết.
Gần như mọi thực vật trên trái đất đều có hạt được bao bọc phía trong quả, bởi đây là bộ phận nắm giữ một trọng trách vô cùng lớn: phát triển thành cây mới khi tiếp đất và từ đó giữ gìn nòi giống của loài.
Thế nhưng có một giống cây dường như đã phá vỡ nguyên tắc này. Đó là dâu tây.
Các nhà thực vật học rất tò mò về điều này, và vì vậy đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu. Nhưng bạn biết gì không, trong quá trình ấy, họ đã phát hiện ra một điều còn bất ngờ hơn.
Thì ra những thứ chúng ta gọi là "hạt" kia mới chính là quả thật của dâu tây. Còn phần thịt quả màu đỏ thực ra chỉ là "quả giả" mà thôi.
Nhưng tại sao lại vậy? Vì sao quả luôn bao lấy hạt?
Thông thường, ở đa số các loài cây sinh sản hữu tính, hoa gồm 4 bộ phận chính: đế hoa, cánh hoa, bầu nhụy và noãn.
Một bộ phận chỉ được gọi là "quả" khi nó thỏa mãn định nghĩa trên. Như vậy, mỗi bầu nhụy chứa hợp tử sẽ trở thành một quả tách biệt.
Phần lớn các loài cây chỉ có một bầu nhụy trên một hoa, nên quá trình tạo quả diễn ra theo một mô hình chung. Thành phẩm vì thế cũng giống nhau: quả bao giờ cũng bao lấy hạt.
Khi noãn phía trong được thụ phấn, bầu nhụy không lớn lên mà đế hoa mới là thứ phát triển, từ đó tạo nên phần "quả" giả chẳng chứa một hạt nào bên trong cả.
Thật thú vị phải không?